Nedclass

Hiểu Về Beat Trong Kịch Bản: Cách tạo beat sheet với 12 bước

Mọi câu chuyện, bộ phim hay chương trình TV đều được xây dựng từ các phân cảnh phát triển dựa trên một sự kết hợp tổng thể. Bất cứ cảnh nào đều có sự xuất hiện của hàng tá “beat” riêng lẻ nơi mà cảm xúc này được chuyển sang cảm xúc khác và hành động kịch tính chuyển sang phản ứng.

Vậy “beat” là gì và bạn phải làm cách nào để thêm nó vào kịch bản của mình?

Beat là gì?


 
Trong một kịch bản phim hoặc phim truyền hình, một “beat” là một phân cảnh đẩy diễn biến câu chuyện và buộc người xem phải tự nhận định diễn biến tiếp theo sẽ xảy ra thế nào? Mỗi cảnh có thể bao gồm nhiều “beat” khác nhau. Một vài beat của câu chuyện thì khó mà thấy được trong khi số khác lại dễ dàng nhận ra.

4 loại beat


 
Beat còn được gọi là những phân cảnh cảm xúc hay các điểm thắt của câu chuyện. Một vài ví dụ mà bạn có thể tìm trong kịch bản bao gồm:

  1. Sự kiện. Từ những bữa tiệc tốt nghiệp và prom, cho đến các cuộc chiến và trận boxing, những cuộc tụ họp hay các sự kiện có tính cộng đồng lớn sẽ mang đến cho các nhân vật nhiều cơ hội để thể hiện cái nhìn hay niềm khao khát của họ, cách tương tác với nhóm nhân vật tuyến hai và phát triển các điểm mấu chốt ở mặt chính và phụ của câu chuyện.

  2. Khoảnh khắc thức tỉnh (realization). Đây là những khoảnh khắc nhỏ, tinh tế và thầm lặng xảy ra sau một vài cảnh được xây dựng trước đó. Có thể nhân vật chứng kiến một cử chỉ hoặc cái liếc mà phát hiện ra sự phản bội của cô bạn thân hoặc nhận ra lý do cho sự thăng tiến liên tục trong công việc của cô ta. Các beat này sẽ giúp các nhân vật thực hiện quyết định dựa vào những thông tin mà họ có.

  3. Quyết định. Các beat mà nhân vật đưa ra quyết định có khuynh hướng xuất hiện ở khúc đầu câu chuyện, và bắt nguồn từ khao khát của nhân vật dẫn đến việc thay đổi hiện trạng hoặc đưa ra một thực nghiệm. “How to lose a guy in 10 days” là một ví dụ rõ ràng cho việc một sự giải quyết đơn giản sẽ sớm tác động lên những cốt truyện còn lại của bộ phim: Trong cột lời khuyên dành cho cô, nhân vật chính Andie Anderson (Kate Hudson) giải quyết bằng cách xua đuổi người đàn ông chỉ trong 10 ngày.

  4. Tương tác. Xuyên suốt đường đi trên hành trình, một nhân vật gặp những đồng minh, người phản diện hay các nhân vật mang đến thêm những xung đột và sự chuyển hướng câu chuyện. Những sự đối đầu đáng chú ý (ví dụ như một anh hùng đối mặt với kẻ hung ác trong trận chiến cuối cùng) là những beat quan trọng và sẽ định hình cốt truyện. Những cuộc hội thoại cũng được liệt mục này: thậm chí cuộc hội thoại có vẻ không quan trọng giống như một cô bé cãi cọ với cha mình về sự giới nghiêm, có thể định hình được hướng ra cho phần còn lại của câu chuyện.

Beat Sheet là gì?

Beat sheet là tiền đề để phác thảo kịch bản: nó xác định các phân cảnh quan trọng trong tập hoặc một bộ phim điện ảnh, và cho thấy những gì cần xảy ra trong mỗi hồi của câu chuyện. Beat sheet xác định các khoảnh khắc cảm xúc chính của câu chuyện, trong khi bản phác thảo thì giải thích những khoảnh khắc này với các cảnh, bối cảnh, chi tiết cụ thể.

Có rất nhiều phương pháp bạn có thể dùng để tạo nên một kịch bản chính:

  • Chia thành ba phần (tượng trưng cho ba hồi của một kịch bản đặc trưng) hoặc năm phần (tượng trưng cho năm hồi của một kịch bản chương trình TV).

  • Sử dụng bảng trắng để vẽ lên sơ đồ các beat trong câu chuyện.

  • Viết mỗi beat lên một tờ giấy nhỏ (giấy nhớ), sau đó gắn lên bảng hoặc xếp trên bàn.

  • Sử dụng các công cụ phác thảo trên máy tính ví dụ như Final Draft để tạo và sắp xếp các beat của bạn.

Nói chung, độ dài kịch bản cho phim điện ảnh hầu như có khoảng 15 beat truyện chính. Thông thường, hài kịch dài khoảng 90 trang trong khi chính kịch có khuynh hướng dài khoảng 120 trang. Chia số các beat với số trang, bạn sẽ có cảm nhận tốt về nhịp độ câu chuyện của bạn.

Cách tạo beat sheet trong 12 bước?

Mỗi biên kịch tiếp cận với kịch bản chính của họ hơi khác nhau một chút, nhưng nói chung, mục đích cũng chỉ là để chia câu chuyện của bạn thành ba hay năm hồi, và đẩy câu chuyện qua các hồi bằng các beat. Dưới đây là 12 beat chuyện có thể áp dụng vào beat sheet của bạn:

  1. Cảnh mở đầu. Một mô tả ngắn của phân cảnh đầu tiên hoặc sự kiện mà mọi người sẽ xem. Hãy cố làm mở đầu hấp dẫn để khiến người xem đắm dần vào câu chuyện và đặt tone cho câu chuyện bạn đang kể.

  2. Giới thiệu. Một beat hoặc hơn mà trong đó nhân vật của và bối cảnh được tập trung rõ nét. Ai là nhân vật chính? Cô ấy muốn gì? Điều gì ngăn cản cô ấy?

  3. Trình bày chủ đề. Phim của bạn nói về cái gì? Đây là cơ hội để bạn đưa ra cho khán giả thấy.

  4. Chất xúc tác. Đây là phân cảnh mà nhân vật chính sẽ chủ động bắt đầu để đạt được những mục đích của cô ấy, hoặc là bị buộc phải bước trên con đường đã được định đoạt. Nghĩ đến điều cùng cực sẽ xảy ra với nhân vật chính của bạn, hãy khiến nó xảy ra và bắt đầu đi từ đó.

  5. Tranh luận. Tuy nhiên, những nhân vật tuyệt vời nhất thậm chí cũng sẽ có những hoài nghi. Nhân vật chính có thể cần tham vấn từ các nhân vật khác, hoặc tự vấn lương tâm trước khi bắt đầu hành trình.

  6. Câu chuyện / plot phụ. Thời điểm tốt nhất để giới thiệu cốt truyện phụ hầu như vào khoảng khúc cuối hồi đầu tiên. Khán giả lúc này đã cảm thấy thân thuộc với nhân vật chính, thế giới, cảnh ngộ của cô ấy và từ đó, tập trung hơn vào những diễn biến tiếp theo có thể sẽ tác động đến câu chuyện. Cốt truyện phụ thường đi theo từ hồi đầu đến hồi thứ hai.

  7. Những nhân vật mới. Giống như nhân vật chính xuyên suốt câu chuyện, cô ấy sẽ gặp gỡ các nhân vật khác, người thì giúp đỡ, kẻ gây tổn thương. Cơ hội này sẽ có thêm một hoặc nhiều nhân vật mới, và thường diễn biến vào nửa đầu của hồi hai, cho phép biên kịch đi sâu hơn vào các xung đột hoặc phát triển sự căng thẳng trong câu lối kể.

  8. Đoạn giữa. Chính xác là nửa đoạn đường trong câu chuyện của bạn. Các nhân vật được đưa ra các quyết định của mình, và giờ là bắt đầu vào thực tế.

  9. Điểm cực. Ngay khi nhân vật chính dường như đã đạt được mục tiêu của mình, và rồi điều gì đó xảy đến và làm sụp đổ cả quá trình hoặc khiến cô ấy tự vấn về cuộc hành hành trình này.. Cảm giác tuyệt vọng hoặc hoang mang có thể được đặt ở đây.

  10. Cao trào. Đây là một phân cảnh lớn mà ở đó các hành động tăng lên và mọi thứ mà bạn đặt ra trước đó sẽ chạm đỉnh vào lúc này. Trong phim hành động truyền thống, cao trào có thể là cuộc đuổi bắt hoặc trận đánh lớn. Tóm lại, cao điểm nên đưa các nhân vật chính ra trong việc đạt được mục đích của cô ấy.

  11. Bắt đầu kết thúc. Một khi nhân vật chính đã đạt được mục đích (hoặc gần đạt được), câu chuyện bắt đầu dịu dần. Bất cứ tuyến chuyện phụ nào cũng nên bắt đầu đi đến cái kết.

  12. Kết. Cảnh cuối cùng người xem sẽ thấy. Cảnh này nên mở ra chủ đề của câu chuyện, và để lại cho khán giả của bạn cảm giác làm sao rằng nhân vật chính trưởng thành qua các sự kiện trong phim.

Nên định dạng beat sheet thế nào?

Bạn có thể định dạng beat sheet của mình bằng bất cứ cách nào mà bạn chọn và bao gồm cả việc mô tả càng nhiều như bạn mong muốn, nhưng phổ biến là giữ các beat của bạn một cách súc tích và phân loại rõ ràng. Ví dụ, một vài beat đầu tiên của kịch bản chính có thể thấy như sau:

  • Cảnh mở màn: Trang 1: Cảnh rộng lớn của Chicago cận cảnh vào ESTHER, một phụ nữ 35 tuổi, bước vào một căn hộ. Cô ấy tình cờ bắt một cuộc điện thoại từ một người được gọi là “Chị dâu”. Esther bắt đầu thổn thức trong im lặng.

  • Giới thiệu: Trang 3-4. Esther ra khỏi văn phòng và thư ký của cô ấy không thể giữ vững được khối lượng công việc.

  • Xúc tác: Trang 6-8. Tang lễ tại một nghĩa trang. Chị của Esther đã chết một cách bí ẩn. Esther phải quyết định cô sẽ tiếp tục cuộc sống của một người điều hành đầy ắp công việc ở Chicago hay chuyển về nhà để chăm sóc những đứa cháu của mình và tìm ra chuyện gì đã xảy ra với chị gái cô.

Beat sheet cuối cùng nên đưa ra tóm tắt hoàn thiện của một câu chuyện. Một beat sheet là một tài liệu thực tế, không phải một tài liệu sáng tạo vậy nên bạn không nên lộ thông tin hoặc để lại bất cứ câu hỏi không đáp án nào. Ví dụ, khi xây dựng kịch bản chính, thay vì viết là: “Trung điểm: Betty đối mặt với một quyết định nhạy cảm về tương lai của cô ấy. Cô sẽ làm gì đây?” bạn nên viết là :”Trung điểm: Betty quyết định từ bỏ cơ hội vào trường ba lê để cô có thể chăm sóc người mẹ đang ốm đau của mình”.

Một loại Beat khác: Beat như khoảng dừng (Beats as Pauses)

Đôi khi, bạn có thể thấy từ beat được dùng trong những đoạn văn bản thực sự trong kịch bản. Đây là một kỹ thuật biên kịch khác, “beat” lúc này không có phía là một phân cảnh quan trọng trong câu chuyện. Ở kỹ thuật này, cụm từ “beat” thường được dùng để biểu thị thời điểm của điểm dừng trong đoạn hội thoại hoặc hành động.

Điểm dừng kiểu này thường xuất hiện trong cảnh miêu tả hoặc dòng hành động. Ví dụ như sau:

KEVIN: Vậy em định làm gì?

CHARLOTTE: Điều duy nhất em có thể làm.

Charlotte nhìn qua khung cửa sổ của căn hộ.

Beat.

CHARLOTTE: Giờ là lúc cho con bé biết ai mới là mẹ đẻ của nó.

Nói cách khác bạn có thể sẽ nhìn thấy từ “beat” đã sử dụng như một công cụ chen vào giữa của dòng hội thoại:

KEVIN: Vậy em định làm gì?

CHARLOTTE: Điều duy nhất em có thể làm.

Beat.

CHARLOTTE: Giờ là lúc cho con bé biết ai mới là mẹ đẻ của nó.

Biên kịch sẽ sử dụng kỹ thuật này để giúp cho người đọc kịch bản hình dung được bối cảnh trong đầu họ. Nói cách khác, người viết có thể kết hợp các điểm dừng này trong một đoạn kịch bản để giúp các diễn viên truyền tải được vai diễn của họ một cách có chủ ý.

Để bớt rối, nhiều nhà biên kịch sẽ lựa chọn viết “tạm ngưng” ("pause") thay vì “beat” khi họ muốn có một phân cảnh lặng im trong kịch bản.

>>> Bài viết hay: Hướng dẫn chi tiết cách viết kịch bản phim


Bạn quan tâm tới làm phim và điện ảnh? hãy theo dõi chúng mình để nhận được những kiến thức và thông tin hữu ích nhé.


 

    9670
    1