top of page

Làm phim 101: Ánh sáng trong Điện ảnh

Updated: Jan 14, 2020

Nếu không có ánh sáng tốt thì đến cả loại máy tốt nhất thế giới cũng không thể bắt được những khung hình tuyệt vời. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách mà đoàn làm phim sử dụng ánh sáng để nâng cao chất lượng hình ảnh, tạo chiều sâu, và hỗ trợ tôn lên không khí cũng như tính chất của bộ phim.


Ánh sáng điện ảnh (cinematic lighting)


Ánh sáng điện ảnh là một kỹ thuật ánh sáng vượt ra khỏi tiêu chuẩn cấu trúc ánh sáng ba điểm (three-point lighting) để tăng thêm sự kịch tính, chiều sâu và không khí cho bộ phim.

Ánh sáng điện ảnh sử dụng những thủ thuật như phản chiếu, tán xạ, và điều chỉnh nhiệt độ màu.


Vì sao ánh sáng quan trọng?


Ánh sáng là yếu tố nền tảng của điện ảnh bởi nó tạo một tâm trạng thị giác, không khí và ý nghĩa cho khán giả. Dù trong giai đoạn tu chỉnh (dressing) phim trường hay quá trình xác định những chuyển động của diễn viên trong set quay (blocking actors), chúng đều ảnh hưởng tới việc thiết kế ánh sáng và ngược lại.

  • Ánh sáng cho khán giả biết nên nhìn ở đâu. Ánh sáng được thiết kế sẽ hướng sự chú ý của khán giả tới một diễn viên, đạo cụ hay một phần cảnh cụ thể.

  • Ánh sáng phản ánh tâm lý nhân vật. Lượng sáng, khoảng sáng, màu hay độ chói xung quanh nhân vật có thể được điều chỉnh để phù hợp với tâm trạng cảm xúc của họ.

  • Ánh sáng xác định và hỗ trợ tính chất của phim. Ánh sáng là công cụ truyền tải tâm trạng rõ nhất. Ví dụ về một thể loại phim được biết tới về sự phân chia ánh sáng rõ rệt của nó đó là phim đen trắng (film noir). Đặc trưng của nó là sự tương phản sáng tối rõ rệt, những khối bóng gây cảm xúc mạnh mẽ cũng như cách lựa chọn khung hình và sắp xếp độc đáo.

Ai là người xác định thiết kế ánh sáng?

  • Đạo diễn chia sẻ cảm hứng hình ảnh và những ý tưởng cho ánh sáng.

  • DOP - director of photography (đạo diễn máy, ánh sáng, khung hình,...) lên kế hoạch về ánh sáng dựa trên những chia sẻ từ đạo diễn.

  • Gaffer - trưởng bộ phận kỹ thuật ánh sáng chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện kế hoạch của DOP cũng như điều phối tổ đội nhóm.

3 bước thiết kế ánh sáng đơn giản và hiệu quả

Thiết kế ánh sáng cơ bản nhất là thiết kế ánh sáng ba điểm (three-point lighting) - phương pháp này làm nổi diễn viên hoặc một đối tượng chính của cảnh lên từ khung nền.


  1. Đặt ánh sáng chính (nguồn sáng mạnh nhất) sang một bên của diễn viên để tạo bóng đổ nhẹ lên hướng đối diện.

  2. Thêm ánh sáng phụ sang bên còn lại để làm mịn bóng gắt gây ra bởi ánh sáng chính.

  3. Đặt một ánh sáng thứ ba ở phía sau đối tượng để làm nổi các đường nét.

Phương pháp thiết kế ánh sáng không cần thiết bị chuyên nghiệp


Với bộ đạo cụ tự thiết kế, bạn có thể thử nghiệm và vận dụng nhiều cách sắp xếp ánh sáng khác nhau. Nếu bạn không có những thiết bị chuyên nghiệp, hãy đầu tư vào một số phụ kiện dưới đây và bắt đầu tự tạo cho mình.

  1. Đèn kẹp (clamp light), LED hoặc đèn với khung

  2. Một số bộ lọc màu chịu nhiệt cơ bản như gel xanh (blue gel) giúp chuyển ánh vàng của bóng đèn halogen sang màu trắng; và các bộ lọc mềm (soft filter) để giảm độ gắt.

  3. Cuốn cinefoil xung quanh các cạnh và góc đèn giúp định hướng và tập trung ánh sáng.

12 kỹ thuật ánh sáng phải biết


Dưới đây là 12 loại ánh sáng cơ bản được sử dụng trong làm phim.

  1. Key lighting - nguồn sáng chính: là nguồn sáng chủ yếu của cảnh phim. Đây là nguồn sáng được thiết lập đầu tiên, có cường độ mạnh và mang tính định hướng nhất.

  2. Fill lighting - nguồn sáng phụ giúp chiếu và làm mịn bóng đổ được tạo ra từ nguồn sáng chính. Thường đặt phía đối diện và không mạnh bằng nguồn sáng chính.

  3. Back lighting - nguồn sáng ngược được đặt sau diễn viên hoặc chủ thể, thường được bố trí cao hơn, có tác dụng tách chủ thể khỏi nền (background), giúp làm rõ hình dạng cũng như tăng chiều sâu của chủ thể.

  4. Side lighting - ánh sáng bên chiếu từ phía song song với diễn viên và tập trung vào các đường nét trên khuôn mặt để tạo không khí drama với sự tương phản cao.

  5. Practical lighting - nguồn sáng thực tế đến từ các nguồn có trong khung cảnh như đèn, TV hay nến. Chúng thường không đủ mạnh để làm rõ chủ thể nhưng lại tới một không khí rất điện ảnh cho khung cảnh.

  6. Hard lighting - ánh sáng gắt là phong cách ánh sáng tạo ra bóng đổ có đường nét rõ ràng giúp hướng sự chú ý của người xem tới nhân vật hay một phần cụ thể trong cảnh.

  7. Soft lighting - ánh sáng mịn là phong cách ánh sáng đến từ một nguồn sáng lớn hoặc tấm tản sáng, giúp cho bóng mịn hoặc thậm chí không có bóng đổ.

  8. High-key là phong cách ánh sáng với ánh sáng dữ dội, tạo đường nét trên sự phơi sáng quá độ và không có bóng. Bạn sẽ thường thấy high key được sử dụng trong sitcom, MV hay video thương mại

  9. Low-key là phong cách ánh sáng với nhiều bóng tối với mục đích tạo ra không khí huyền bí hay hồi hộp.

  10. Ánh sáng tự nhiên là sử dụng ánh sáng có sẵn tại địa điểm

  11. Motivated lighting - chiếu sáng giả lập (tạm dịch) là một kỹ thuật kiểm soát ánh sáng với mục đích giả lập ánh sáng tự nhiên như là ánh sáng mặt trời hay mặt trăng. Ví dụ nguồn sáng chiếu cho nhân vật là trăng nhưng ánh sáng tự nhiên không đủ mạnh, lúc này kỹ thuật chiếu sáng giả lập được áp dụng.

  12. Bounce lighting - ánh phản chiếu là kỹ thuật sử dụng dụng cụ để phản chiếu ánh sáng và hướng về nhân vật giúp làm mịn hoặc tản rộng ánh sáng.


Thiết kế ánh sáng trong cảnh đòi hỏi có sự thử nghiệm và sai xót. Hãy dành thời gian bắt đầu với ánh sáng ba điểm, ánh sáng gắt, ánh sáng mịn, low-key và high-key để tìm ra sự cân bằng sáng tối cho khung hình của bạn.

Comments


Bạn muốn nhận thông báo khi có bài viết mới?

Chào mừng bạn

đã tham gia vào cộng đồng của chúng ta

logo nedclass không nền -02.png
  • Facebook
  • YouTube

Công ty TNHH Ned

MST: 0315609229 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 04 năm 2019

Trụ sở chính: 431 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Email: info@nedclass.com

Số điện thoại: 0937 89 90 25

TẢI XUỐNG ỨNG DỤNG

6631961_preview.png
en_badge_web_generic.png
dathongbao.png
bottom of page