top of page

Làm phim 101: B-Roll Footage (Cảnh phụ): Định nghĩa và cách sử dụng

Updated: Jan 14, 2020


Khi nói đến quay phim, dù cho mục đích là phim tài liệu, tin tức, phim truyện hay chương trình TV, sự thận trọng khi thêm thước phim phụ là vô cùng cần thiết. Bạn có thể thực hiện bằng một số cách khác nhau, kết hợp các cảnh quay B-Roll (cảnh quay phụ) là một trong số đó. Chỉ với một vài cảnh phụ và chuyển cảnh, bạn có thể đưa những thước phim của mình từ nghiệp dư lên chuyên nghiệp.


B-Roll là gì?


Trong sản xuất video, B-Roll là những cảnh phụ được quay bên cạnh những cảnh chính (A-Roll). Chúng thường được ghép với nhau để củng cố thêm câu chuyện, tạo sự căng thẳng, kịch tính hoặc minh họa thêm cho một điểm nổi bật nào đó.

Các loại cảnh B-Roll:

  • Quang cảnh ngoài trời hoặc vật vô tri nào đó

  • Cảnh quay tự do, vô hướng người hoặc vật

  • Những đoạn tái hiện kịch tính sự kiện trong quá khứ (Dramatic reenactment)

  • Toàn cảnh giới thiệu không gian (Establishing shot)

  • Cảnh quay phụ ngắn có liên quan (Pick-up shot)

  • Đoạn video (Stock footage)

  • Hình ảnh lưu trữ (Archival imagery)

Sự khác nhau giữa A-Roll và B-Roll

A-roll là những cảnh quay chính mà bạn muốn tập trung vào. A-roll thể hiện chủ thể chính của cảnh trong khi B-roll là cảnh quay bổ sung cho thấy những thứ khác. Một câu chuyện với các cảnh chính A-roll đơn giản sẽ có cảm giác khá nhàm và không hòa hợp, đó là lý do vì sao cảnh phụ B-roll cực kỳ quan trọng.


Cách sử dụng B-Roll

  • Tạo không khí hoặc cảm xúc nhất định (Setting the tone)

  • Cung cấp thêm lựa chọn để có thêm sự linh hoạt trong giai đoạn chỉnh sửa

  • Củng cố nhân vật hoặc khung cảnh

  • Phá vỡ sự đơn điệu

  • Che lấp khoảng trống hoặc lỗi

4 phương pháp quay B-Roll


Khi lên lịch tiền kỳ và lập kế hoạch cho những gì bạn muốn quay, bạn cần dành một khoảng thời gian để ghi lại những B-roll phong phú. Khi tham gia vào quá trình hậu kỳ, bạn có thể sẽ nhận ra đối tượng phỏng vấn hoặc cảnh phỏng vấn bán thân của bạn đang mô tả một điều mà đáng lẽ nên được hiển thị trực quan trên màn hình.

  1. Chuẩn bị trước. Hãy tính toán cảnh quay chính là gì và xây dựng xung quanh cảnh chính đó. Ví dụ, nếu bạn phỏng vấn một cô gái tại nhà, hãy lên kế hoạch để ghi lại những cảnh ra lối vào cũng như cảnh xung quanh, trong và ngoài không gian. Hãy tạo danh sách gồm những cảnh “buộc phải có” và “có-thì-tốt” để đảm bảo rằng bạn có thể kể toàn bộ câu chuyện

  2. Khảo sát địa điểm. Bạn có thể chỉ mất vài phút để quay một cảnh B-roll tuyệt vời, do đó mà bạn cần khảo sát địa điểm trước để lên kế hoạch chính xác về cách bạn sẽ quay những cảnh phụ khác nhau mà mình muốn. Bạn cũng cần biết trước cụ thể về thiết bị mà mình cần, đặc biệt nếu địa điểm quay là một không gian tối và nhỏ hẹp. Và như vậy, với những điều trên, bạn sẽ sẵn sàng để quay những thước phim hấp dẫn và đầy màu sắc vào ngày ghi hình.

  3. Quay nhiều góc. Hãy lên kế hoạch quay một vật với nhiều góc khác nhau, với nhân vật và không có nhân vật bên cạnh. Điều này sẽ đảm bảo cho trường hợp bạn cần một cảnh quay thuộc một chủ đề khác.

  4. Quay nhiều hơn mức cần thiết. Trong suốt quá trình quay, hãy lên kế hoạch thu thập một “kho hình ảnh” mà không nhất thiết phải nằm trong danh sách quay đã được lên lịch. Mọi bộ phim đều cần không gian sinh động, và trong phòng chỉnh sửa, bạn sẽ khám phá ra sự cần thiết của việc thể hiện thời gian trôi, gợi lên một không gian hoặc đơn giản là chuyển tiếp giữa các địa điểm. Một số đạo diễn lên lịch một ngày (hoặc thậm chí hơn) cho những thước phim mà có thể được sử dụng theo nhiều cách trong lúc chỉnh sửa. Ví dụ, nếu một con chim đậu trên dây điện, hãy quay nó và đưa vào “kho hình ảnh”. Bạn sẽ không bao giờ biết khi nào nó sẽ có ích cho mình đâu.

4 góc máy quay cần thể hiện


Khi quay B-roll, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng nhiều góc máy khác nhau để tự tạo cho mình một sự đa dạng cần thiết.

  • Góc rộng (wide-angle). Thường là một cảnh quay về môi trường mà nhân vật (thường sẽ rất nhỏ) ở trong đó. Điều này giúp bạn đặt người xem chìm vào trong khung cảnh cùng nhân vật của bạn.

  • Trung cảnh (medium). Một cách gọi khác của trung cảnh là “waist shot” (cảnh từ eo trở lên) cho thấy chân dung của nhân vật được quay từ khoảng cách trung bình. Ví dụ khi nhân vật đang nói hoặc hành động, hãy quay trung cảnh để tạo ra sự cân bằng thị giác.

  • Cận cảnh (close-ups). Hãy nghĩ rằng cận cảnh được dùng để thể hiện những chi tiết. Cận cảnh giúp tiết lộ qua việc cung cấp sự gần gũi và làm nổi bật các sắc thái có thể bị bỏ qua.

  • Hiệu ứng Ken Burns (Ken Burns effect). Được tạo bằng cách quay cận, lia và nghiêng. Nếu bạn đang quay các cảnh phụ cho chất liệu lưu trữ như ảnh, tài liệu và những thứ tương tự, hãy thử hiệu ứng này.

Tóm lại, sẽ không có bất kỳ một giới hạn nào trong việc kể hay thể hiện câu chuyện của bạn, miễn là bạn có đủ chất liệu B-roll.

Comments


Bạn muốn nhận thông báo khi có bài viết mới?

Chào mừng bạn

đã tham gia vào cộng đồng của chúng ta

logo nedclass không nền -02.png
  • Facebook
  • YouTube

Công ty TNHH Ned

MST: 0315609229 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 04 năm 2019

Trụ sở chính: 431 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Email: info@nedclass.com

Số điện thoại: 0937 89 90 25

TẢI XUỐNG ỨNG DỤNG

6631961_preview.png
en_badge_web_generic.png
dathongbao.png
bottom of page