Location Manager - Phụ trách trường quay | Làm phim 101
- Nedclass
- Jan 18, 2020
- 5 min read
Updated: Jan 20, 2020
Location manager là gì? Location manager làm công việc gì và làm thế nào để trở thành một Location manager?
Các nhân vật sẽ xuất hiện ở đâu, trong khung cảnh nào? Các cảnh chính sẽ được quay ở đâu? Các location manager (quản lý trường quay) sẽ lấy phong cảnh, nội cảnh có khả năng gợi ra thế giới riêng của bộ phim từ cuộc sống hoặc tưởng tượng.
Location manager là gì?
Trong giới làm phim, công việc hàng đầu của location manager là nghiên cứu và đảm bảo bộ phim được quay ở những địa điểm hoàn hảo. Không những phụ trách mảng sáng tạo tìm ra địa điểm phù hợp, họ còn phải đảm bảo các công việc hậu cần, làm sao cho giúp địa điểm đó phát huy hiệu quả nhất khi quay như là: trả tiền thuê, đảm bảo giấy phép, thông báo cho hàng xóm rằng bộ phim sẽ được quay tại địa điểm. Location manager sẽ có nhiệm vụ báo cáo production designer cũng như làm việc liên tục với đạo diễn. Họ sẽ quán sát và thuê toàn bộ bộ phận.
Công việc của location manager khác với công việc còn lại của đoàn ở chỗ họ không trực tiếp tham gia vào quá trình ghi hình thực tế. Họ chỉ tìm và đảm bảo không gian nơi bộ phim được quay.
Trách nhiệm của location manager
Location manager đảm trách công việc trong suốt quá trình hậu kỳ và sản xuất của bộ phim, đảm bảo rằng tất cả địa điểm được sẵn sàng để đoàn có thể bấm máy. Công việc của location manager xong ngay khi mà giai đoạn quay chính kết thúc - có nghĩa rằng họ không tham gia quá trình hậu kỳ.
5 trách nhiệm chính của location manager trong giai đoạn tiền kỳ
Location manager có nhiệm vụ đảm bảo công việc tìm kiếm và chuẩn bị địa điểm trước khi quá trình sản xuất được diễn ra với deadline vô cùng giới hạn.
Cộng tác với production designer (thiết kế sản xuất) và đạo diễn: Location manager đọc kịch bản rồi làm việc với đạo diễn để có những ý tưởng, số lượng, tính chất và nắm bắt được tầm nhìn của đạo diễn về địa điểm. Ba người họ cũng thảo luận xoay quanh vấn đề hậu cần như là: liệu có cần lều trại không, cần bao nhiêu thành viên tại mỗi địa điểm khác nhau, v.v.
Thuê người làm: Location manager giám sát bộ phận thực địa (location department) và có nhiệm vụ thuê các thành viên. - Phụ tá (assistant locations manager): hỗ trợ location manager quản lý dựng cảnh hiện tại trong khi location manager chuẩn bị cho địa điểm kế tiếp. - Location scout (tạm dịch: tiền trạm viên): là người làm công việc tiền trạm bối cảnh và là một trong những thành viên đầu tiên của đoàn phim bắt tay vào khâu sản xuất. Location Scout hỗ trợ việc tìm địa điểm quay, sau đó chụp lại và báo cáo với đạo diễn. Các Location Scout thường có một cơ sở dữ liệu lớn và các bức ảnh về các địa điểm để tham khảo trước khi đi thực địa. - Hỗ trợ viên (location assistant): là người thực hiện các công tác cần thiết của location manager. Công việc chính của họ là giữ cho địa điểm sạch sẽ khi quay, dọn dẹp khi quay xong, đôi khi xử lý các yêu cầu từ hàng xóm hay điều tiết giao thông trong suốt shoot quay.
Khảo sát thực địa các điểm quay: quá trình này kéo dài khá lâu, thông thường cần tới 3 đến 4 lần tới lui trước khi có quyết định chính thức. Người location manager sẽ chọn lọc các phương án, chụp ảnh lại rồi báo cáo đạo diễn và production designer. Trong suốt chuyến khảo sát, người location manager sẽ cân nhắc dựa vào những câu hỏi sau: - Có đủ điện để quay không? - Có nước và toilet? - Xe mooc có đậu (đỗ) được không? - Bệnh viện gần nhất ở đâu? - Có nhiều tiếng ồn (như tiếng máy bay trên đầu, tiếng xe từ đường cao tốc,...) trong khu vực?
Chuẩn bị các công việc thiết yếu: - Đàm phán hợp đồng cho thuê với chủ sở hữu - Xin chấp thuận của cảnh sát và cơ quan chính quyền địa phương - Hợp đồng bảo hiểm cho địa điểm - Đảm bảo địa điểm tuân thủ các yêu cầu về an ninh, an toàn và sức khỏe - Phát thư thông báo cho hàng xóm biết về sự có mặt của đoàn làm phim và khoảng thời gian sản xuất. Thông tin liên hệ của location manager cần được đính kèm với thông báo
Chốt địa điểm: Đây là giai đoạn hợp đồng đã được ký và địa điểm được đảm bảo. Trong suốt giai đoạn này, location manager cần phải đảm bảo mọi thứ cần thiết cho đoàn tại địa điểm quay, có thể bao gồm: - Cung cấp nguồn điện và máy phát điện - Lắp đặt thiết bị điều hòa di động - Thuê người (công ty) vệ sinh - Thuê bảo vệ để trông coi qua đêm - Thuê thùng chứa rác, bàn và lều cho việc ăn uống
5 trách nhiệm chính của location manager trong giai đoạn sản xuất
Người location manager giám sát địa điểm hiện tại và chuẩn bị địa điểm kế tiếp trong quá trình sản xuất.
Cung cấp lịch trình cho đoàn: location manager và trợ lý đạo diễn (assistant director) lên kế hoạch về thời gian đi tới các điểm, phân phát lịch trình, bản đồ và đảm bảo chung rằng tất cả thành viên của đoàn biết khi nào đoàn sẽ ở đâu.
Quản lý địa điểm trong ngày: location manager có có trách nhiệm khắc phục và sắp xếp tất cả các biến cố có thể xảy đến. Đôi khi, phụ tá (location manager assistant) sẽ đảm nhiệm thay thế.
Đồng thời chuẩn bị địa điểm kế tiếp
Đóng vai trò "cầu nối" cộng đồng: location manager thường sắp xếp với người đi đường trong khu vực quay, những ông hàng xóm khó tính hay xuất trình giấy phép cho công an.
Dọn dẹp: Ngay khi kết thúc quay tại địa điểm, location manager phải giám sát công việc dọn dẹp để đảm bảo tình trạng ban đầu của địa điểm.
5 kỹ năng cần thiết để trở thành location manager
Không có trường lớp nào đào tạo để trở thành một location manager. Công việc này cần kinh nghiệm và trải nghiệm dựa trên 5 nền tảng cốt yếu sau:
Khả năng lãnh đạo: location manager có hàng trăm việc phải làm một lúc. Do đó mà họ cần có khả năng trao quyền hiệu quả cho các thành viên trong đoàn.
Phẩm chất ngoại giao: người location manager phải làm việc trực tiếp với chủ thuê và cộng đồng để làm dịu căng thẳng cũng như giải quyết các vấn đề có thể sẽ phát sinh.
Sức chịu đựng: đây là công việc phải đòi hỏi họ phải là người đầu tiên đến sắp xếp và ra về cuối cùng. Điều đó có nghĩa họ sẽ phải dành cả ngày dài di chuyển, vận động (thông thường là ở ngoài trời).
Mắt thẩm mỹ: họ cần có con mắt thẩm mỹ cao và sự quán chiếu vào các chi tiết nhỏ.
Am hiểu địa phương: người location manager giỏi cần có sự hiểu biết rộng về nhiều địa điểm để có thể chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Comments