Phong cách Cinéma Vérité trong Điện ảnh
- Nedclass
- Nov 6, 2019
- 7 min read
Updated: Jan 25, 2020

Thuật ngữ cinéma vérité (tức điện ảnh chân thực hay điện ảnh của sự thật) được hiểu là một bước chuyển trong việc làm phim tài liệu, bắt nguồn từ Pháp và trong suốt những thập niên 60 của thế kỷ XIX với bộ phim Chronique d'un été (1961).
Cinéma vérité là gì?
Thuật ngữ cinéma vérité và điện ảnh hiện thực (direct cinema) thường được sử dụng thay thế cho nhau để mô tả phong cách làm phim tài liệu theo phong cách quan sát, cảm nhận “sự chân thực” và hướng tới ngẫu hứng thay vì kịch bản.
Phong cách làm phim này đòi hỏi phải dành vài tháng (thậm chí lâu hơn) hòa mình vào một cộng đồng và theo dõi cuộc sống chân thực của mọi người. Không như những bộ phim truyền thống ở Hollywood, phim hiện thực hầu như không có sự can thiệp của bàn tay đạo diễn. Thay vào đó, câu chuyện của phim được tìm thấy trong giai đoạn hậu kỳ và dựng lên từ những thước phim ngắn vô cùng trung thực. Trong trường hợp này, kịch bản được tạo từ việc chỉnh sửa chứ không phải là một văn bản hướng dẫn.
6 nhân tố chính của phim hiện thực
Nhìn chung, phim hiện thực có những đặc tính sau:
Quay ngoài trời, không có diễn viên
Historically featured loose, handheld shots on 16mm film
Tập trung vào đời sống thường nhật
Ghi lại những đoạn hội thoại hay hành động ngẫu nhiên, liên tục
Thường khai thác vào những vấn đề chính trị hay xã hội
Sử dụng ánh sáng tự nhiên
Nguồn gốc của phim hiện thực
Điện ảnh hiện thực phát triển trong làn sóng của phong trào Điện ảnh Pháp (French New Way) vào những năm 1950s - 1960s. Thời điểm này, phim tài liệu đã có sự thay đổi, tuy nhiên các thiết bị âm thanh và ghi hình không thể mang ra ngoài trường quay vì quá cồng kềnh hay quá đắt khiến các nhà làm phim bị hạn chế khả năng sáng tạo của mình. Sau này, vào những năm đầu của thập niên 60, công nghệ máy quay cầm tay cho phép họ gần gũi thế giới thực với chi phí tiết kiệm hơn và những phương pháp làm phim hiện thực bắt đầu nổi lên từ đây.
Mặc dù phong cách làm phim này bắt nguồn từ châu Âu nhưng sau đó đã phát triển thành “điện ảnh trực tiếp” khi được du nhập vào Mỹ và Canada bởi Richard Leacock và Robert Drew. Lúc này, trên phương diện rộng và mạnh mẽ hơn, điện ảnh trực tiếp nhấn mạnh sự tự nhiên, không can thiệp và phấn đấu cho phương pháp tiếp cận chân thực của các nhà làm phim.
Truyền hình thực tế có được coi là điện ảnh hiện thực?
Điện ảnh hiện thực có thể coi như là tiền thân của các chương trình truyền hình thực tế hiện đại. Cả hai đều không được lên kịch bản trước, tập trung làm nổi bật những con người bình thường và thiết lập một câu chuyện bao quát thông qua công tác chỉnh sửa là chủ yếu. Tuy nhiên, chúng vẫn có những sự khác biệt.
Sự sắp xếp. Hầu hết các chương trình truyền hình thực tế được đặt trong sự sắp xếp nhân tạo còn điện ảnh thực tế thì hướng về người thật, cảnh thật trong môi trường hoàn toàn tự nhiên.
Sự kiện. Trong truyền hình thực tế, nhà sản xuất thường có sự can thiệp trong quá trình quay, dàn dựng tương tác và yêu cầu hay giới hạn các hành vi để đạt được những kết quả theo ý. Ngược lại, các nhà làm phim thực tế can thiệp càng ít càng tốt.
Tự luyện tập làm phim hiện thực
Chúng ta có thể rút ra từ phong cách làm phim hiện thực một đặc điểm chính rằng bất cứ ai cũng có thể làm một bộ phim chân thực đầy cảm xúc với ngân sách tiết kiệm. Dưới đây là những hướng dẫn:
Tận dụng những gì có sẵn. Sẽ tốt nếu có thiết bị chuyên nghiệp nhưng nó không cần thiết. Một số phim được giới phê bình đánh giá cao thậm chí được quay bằng iphone (như phim Searching for Sugarman hay Tangerine). Hãy sử dụng những thiết bị cầm tay tốt nhất, với chi phí hợp lý nhất, thậm chí là chiếc điện thoại.
Tìm một chủ đề bạn quan tâm và tiến đến một đề tài rộng mà bạn muốn khám phá. Thay vì việc theo đuổi một hình ảnh cụ thể, hãy nhìn xung quanh và tìm tới những nơi mà ở đó sự hiện thực giàu cảm xúc được bộc lộ, bất kể nó ở phòng chờ trong văn phòng bác sĩ hay câu chuyện của những đứa trẻ trong thư viện của khu phố bạn đang sống. Một nguyên tắc quan trọng của phim hiện thực đó là chân lý thường được tìm thấy ở những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật, những điều mà trước giờ bị coi là quá tẻ nhạt để đưa vào trong phim.
Tạo không gian cho sự ngẫu nhiên, nhưng vẫn phải có kế hoạch. Bạn mong muốn bắt được những gì? Dự tính sẽ trò chuyện với ai? Hãy nghĩ về cách mà bạn muốn quay để thể hiện chủ đề. Bạn thích ánh sáng dịu nhẹ của bình minh hay màu hồng đỏ của buổi hoàng hôn? Những tiếng động xung quanh khi trời tối thế nào? Hãy nương tựa thiên nhiên để quay những cảnh chân thực nhất có thể.
Di chuyển. Điều khác biệt của phim hiện thực là bạn có thể thoát khỏi trường quay với sự tự do của mình. Vì vậy, nếu đối tượng của bạn đang chạy theo để bắt xe buýt, đừng đứng nguyên một chỗ!
Tìm tiếng nói của chính mình. Dù việc ghi hình có thể không thoải mái nhưng hãy cố gắng giữ máy quay càng lâu càng tốt để ghi lại bản chất của những khoảnh khắc. Đừng tìm đến sự hoàn hảo về kỹ thuật, hãy hướng trái tim và cảm xúc vào trong khoảnh khắc thực tại.
9 phim hiện thực đặc trưng
Mặc dù phong cách làm phim hiện thực có vẻ liên quan tới phim tài liệu, nhưng trên thực tế đã có nhiều phim bộ phim phi hư cấu được làm dựa trên những nguyên lý của của nó. Dưới đây là một vài ví dụ.
Chronicle of Summer (1961) là bộ phim thực nghiệm của nhà làm phim người Pháp Edgar Morin và Jean Rouch. Bộ phim này đã thiết lập nên phong cách của phim hiện thực Pháp. Morin và Rouch đã dùng máy quay và sự hiện diện của họ để khơi lên hành động: chặn đứng người đi đường trên những con phố của Paris để hỏi “Liệu bạn có đang hạnh phúc?”

Grey Gardens (1976). Anh em Albert Maysles và David Maysles đã mô tả cuộc sống của Edith Bouvier Beale và cô con gái Edie theo phong cách hiện thực, không kịch bản, không phỏng vấn và không định trước tình tiết. Họ có một sự tin tưởng vững chắc với các đối tượng có từ những thước phim không chỉnh sửa.

Titicut Follies (1967) của Frederick Wiseman là bức tranh đầy ám ảnh kể về các cuộc trị liệu cho bệnh nhân điên của Bệnh viện Bridgewater (Massachusetts) - bệnh viện cho những vụ hình sự bởi tâm thần (Criminally Insane).

Don’t Look Back (1967) là một bộ phim tài liệu Mỹ của D. A. Pennebaker bao gồm chuyến lưu diễn hòa nhạc năm 1969 của Bob Dylan ở Anh. Năm 1998, bộ phim đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chọn để lưu giữ trong Cơ quan Đăng ký Phim Quốc gia Hoa Kỳ vì được coi là "có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ"

La Jetée (1962) của đạo diễn Chris Maker là bộ phim có sự pha trộn giữa kỹ thuật của khoa học viễn tưởng và phim tài liệu. Bộ phim ngắn được dựng lên từ những bức ảnh tĩnh phản ánh sự hồi tưởng của nhân vật chính về chuyến du hành thời gian của mình. Những yếu tố của điện ảnh hiện thực cũng được xuất hiện trong những đặc trưng của thể loại viễn tưởng và chương trình truyền hình. Rất nhiều chương trình TV và phim điện ảnh đương thời có sự kết hợp với phong cách hiện thực: sử dụng máy quay cầm tay và có những cuộc đối thoại giữa người làm phim với mọi người.

An American Family (1973) là một bộ phim truyền hình của PBS nói về Louds, một gia đình trung lưu ở Santa Barbara, California. Ban đầu, phim dự tính chỉ ghi lại đời sống hàng ngày của một gia đình trung lưu điển hình nhưng cuối cùng lại ghi thêm sự chia cắt rồi sau đó là ly hôn của Bill và Pat Loud. Những sự kiện của An American Family được miêu tả trong bộ phim Cinema Verite của HBO với sự tham gia của Tim Robbins và Diane Lane trong vai Bill và Pat Loud, cùng với James Gandolfini trong vai nhà sản xuất Craig Gilbert.

The Office (2005). Bộ phim giả tưởng nhiều tập kinh điển theo sau một công ty giấy ở Scranton, Pennsylvania đã phổ biến khái niệm pha trộn giữa phỏng vấn bán thân (Talking Heads) và hành động để tạo hiệu ứng truyện tranh.

The Blair Witch Project (1999). Tiền đề của bộ phim bom tấn bất ngờ này rất đơn giản: ba nhà làm phim sinh viên biến mất trong rừng; Một năm sau, đoạn phim của họ được tìm thấy. Điều gì xảy ra sau đó là những gì xảy ra khi hiện thực giao thoa với kinh dị, một cách sử dụng khéo léo đoạn phim rung lắc và các góc bị bóp méo để truyền cảm giác sợ hãi và cái chết tới sâu trong người xem.

Salaam Bombay! (1988). Nền tảng hiện thực của nhà làm phim tài liệu độc lập Mira Nair thể hiện rõ qua bộ phim đầu tay của cô. Phim được quay tại địa điểm với âm thanh tự nhiên, và với đoạn hội thoại được viết bằng tiếng lóng ở Bombay. Cô tìm kiếm nhiều quyền kiểm soát hơn về cử chỉ, ánh sáng và cách kể chuyện và điều đã đó đẩy cô đến với thể loại viễn tưởng.

Comments