top of page

Làm phim 101: Three point lighting - Chiếu sáng ba điểm

Updated: Jan 14, 2020

Chiếu sáng ba điểm là khung tiêu chuẩn của công việc thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp trong chụp ảnh và quay phim. Nó đòi hỏi sử dụng ba nguồn sáng và đặt ở ba vị trí khác nhau. Với việc sử dụng linh hoạt độ lớn, khoảng cách, cường độ, góc độ và vị trí của các nguồn sáng, bạn có thể kiểm sự chiếu sáng và bóng đổ lên sự vật và tạo ra những cảm xúc khác nhau.



Chiếu sáng ba điểm - Three-point lighting là gì?


Chiếu sáng ba điểm là phương pháp truyền thống để chiếu sáng một đối tượng trong cảnh bằng ba nguồn sáng được đặt tại ba điểm khác nhau. Ba loại ánh sáng ở đây là ánh sáng chính (key light), ánh sáng phụ (fill light) và ánh sáng ngược (back light).


  • Ánh sáng chính. Đây là nguồn sáng mạnh nhất trong ba nguồn sáng. Nó mang lại sự phơi sáng tổng thể và cảm xúc cho cảnh. Các nhà làm phim thường đặt nguồn sáng chính này gần máy quay chút và phía trước của đối tượng được ghi hình, tạo thành một góc 45 độ. Việc này sẽ giúp tạo bóng đổ phía sau đối tượng để có thêm không gian và chiều sâu. Tùy thuộc vào vị trí của nguồn sáng này cũng như việc áp dụng các nguồn sáng phụ khác trong sự chiếu sáng tổng thể, nó có thể tạo hình ảnh high-key (ánh sáng đều, mịn và không khí hứng khởi) hoặc hình ảnh low-key (tương phản cao, bóng sâu và không khí rất tâm trạng).

  • Ánh sáng phụ. Ở cạnh đối diện của ánh sáng chính, bên cạnh máy quay, ánh sáng phụ lấp bóng tối được tạo bởi ánh sáng chính, giúp làm rõ hơn những chi tiết trong bóng tối. Thông thường ánh sáng này yếu hơn ánh sáng chính. Các nhà làm phim kiểm soát cảm xúc chung của khung hình bằng cách tăng hoặc giảm ánh sáng phụ. Ánh sáng phụ khi mờ sẽ tạo ra bóng đổ (với tính chất của loại phim đen) có độ tương phản cao. Ngược lại khi sáng hơn, đối tượng sẽ được nhìn rõ hơn. Ánh sáng phụ không nhất thiết phải là ánh sáng trực tiếp, nó có thể từ gương phản chiếu, tấm phản chiếu (bounce card), bức tường hoặc bất kỳ thứ gì phản chiếu ánh sáng về hướng đối tượng để lấp đầy bóng tối. Ánh sáng phụ, cùng với ánh sáng chính, là nhân tố quyết định cảm xúc của một cảnh.

  • Ánh sáng ngược. Nguồn sáng thứ ba này chiếu từ phía sau đối tượng, và còn có thể gọi theo cách khác là “ánh viền” hay “ánh tóc” bởi nó tạo tạo ra đường viền ánh sáng quanh đầu và giúp tách biệt hình ảnh đối tượng ra khỏi nền, tạo thêm chiều sâu cho cảnh. Các nhà làm phim thông thường đặt trực tiếp phía sau hoặc trên độ cao vừa đủ để không bị lọt vào khung hình và chiếu thẳng vào cổ đối tượng.


Chiếu sáng ba điểm được sử dụng thế nào?


Thực tế, không có một công thức sắp đặt nào với kỹ thuật chiếu sáng ba điểm. Nó sẽ phụ thuộc vào khung cảnh, vấn đề nhân vật hay tâm trạng cảnh mà nhà làm phim muốn khơi gợi.


Chiếu sáng tốt sẽ tạo ra những hình ảnh thú vị và mạnh mẽ hơn. Lúc này, nhà làm phim có quyền kiểm soát bóng tối và giúp đối tượng được nhìn nhận với nhiều không gian hơn.

Thiết kế ánh sáng giúp đem lại chiều sâu và sự sắc nét cho nhân vậy cũng như làm nổi lên điểm tốt hay xấu của người đó.


Với việc đặt ánh sáng chính có tính chất mịn gần sát trung tâm với tỉ lệ lấp đầy 2:1, một nhà làm phim sẽ làm chủ thể mịn màng phẳng phiu và che được khuyết điểm trên da nếu chủ thể là người. Ánh sáng mịn này được gọi là “high key lighting”, giúp tạo ra tâm trạng tích cực, trẻ trung, nhẹ nhàng và tươi mát mà ta thường thấy trong các bộ phim sitcom và hài kịch.


Nếu nhà làm phim chọn tỉ lệ lấp đầy cao hơn, như là 8:1, thì ánh sáng chính tạo ra các bóng sắc nét, có độ tương phản cao với ánh sáng. Đây chính là “low key lighting”, giúp tạo cảm giác kịch tính, huyền bí, hồi hộp và bộc lộ những cảm xúc tiêu cực với độ sâu sắc lớn. Vì thế mà chiếu sáng low key phổ biến trong các phim đen trắng, giật gân, kinh dị và phim noir.


Chiếu sáng bốn điểm (four point lighting) là gì?


Chiếu sáng bốn điểm sử dụng bổ sung thêm một ánh sáng nền (background light) để chiếu sáng những vật phía sau đối tượng. Nếu ánh sáng ngược (backlight) giúp tạo vầng sáng và các nét xung quanh chủ thể, thì ánh sáng nền làm rõ những yếu tố trên nền như bức tường hay cánh cửa.


Các nhà làm phim sử dụng kỹ thuật chiếu sáng này để loại bỏ các bóng đổ được tạo ra từ những yếu tố tiền cảnh hoặc để thu hút sự chú ý vào nền. Ánh sáng thứ tư này cũng giúp tạo thêm chiều sâu cho chủ thể.


Các nhà làm phim thường đặt ánh sáng nền phía sau chủ thể, một thấp xuống đất và một lên cao, hướng thẳng về các yếu tố ở nền như là tường hay cửa.


5 mẹo thiết kế chiếu sáng ba điểm


  1. Thiết lập mục tiêu cho ánh sáng. Trước khi lắp đặt bộ chiếu sáng, bạn phải biết chính xác bạn đang tìm kiếm điều gì và tại sao. Ánh sáng không bao giờ được thiết kế ngẫu nhiên. Các nguồn sáng trong cảnh của bạn bắt buộc phải có ý nghĩa, dựa vào môi trường mà nhân vật ở trong đó. Liệu đó là bầu trời u ám? Hoàng hôn? Hay một con hẻm tối? Một khi đã có động cơ chính xác, bạn có thể tiến tới việc lắp đặt và điều chỉnh bộ chiếu sáng để đạt được hiệu quả. (Đôi khi, trong phim kinh dị, bạn có lẽ cũng muốn ánh dị thường với một sự tính toán bởi chúng mang lại một cảm giác lo âu tới cho người xem).

  2. Cân nhắc độ lớn và khoảng cách nguồn sáng. Độ lớn của nguồn sáng liên quan tới chủ thể sẽ xác định liệu bóng tối sẽ thô nhám (hard - các góc cạnh sắc nét và riêng biệt) hay mềm mịn (soft - các góc cạnh mềm mịn). Nguồn sáng hẹp tạo ra các cạnh bóng tối sắc nét hơn trong khi nguồn sáng rộng tạo làm mềm các bóng. Trong studio, nếu bạn muốn có một vẻ nhẹ nhàng, hãy đặt các bộ điều chỉnh mở rộng như ô (dù) tản sáng, softbox hoặc thiết bị tản sáng giữa nguồn sáng và chủ thể. Chính vì sự liên quan về độ lớn mà khoảng cách từ nguồn sáng tới chủ thể cũng sẽ ảnh hưởng tới độ mịn của bóng. Bóng sẽ thô nhám và đối tượng sẽ nhỏ hơn nếu bạn kéo đèn lại gần.

  3. Cân nhắc cường độ nguồn sáng. Độ sáng (brightness) là thước đo cường độ của nguồn sáng. Nó được đo bằng máy đo ánh sáng (light meter) và tính theo đơn vị lumens. Độ sáng lớn sẽ khiến các bóng và góc cạnh thô nhám hơn.

  4. Cân nhắc vị trí nguồn sáng. Vị trí nguồn sáng tới chủ thể sẽ xác định hướng bóng đổ. Cách bạn đặt ánh sáng ngược (backlight) và ánh sáng phụ (fill light) sẽ quyết định liệu có bóng đổ sâu, tâm trạng hay là ánh sáng đều, tích cực chiếu qua cảnh của bạn.

  5. Kiếm tra sau khi lắp đặt. Sau khi đã xác định mục đích, độ lớn, khoảng cách, cường độ và vị trí của ánh sáng, hãy thiết lập mọi thứ để bạn có thể nhìn thấy chính xác cách chúng hoạt động và phối hợp cùng nhau cũng như hiệu ứng liệu có chính xác với những gì bạn đã dự tính. Nếu chưa ổn, hãy điều chỉnh cho tới khi mọi thứ hoàn hảo.

Comments


Bạn muốn nhận thông báo khi có bài viết mới?

Chào mừng bạn

đã tham gia vào cộng đồng của chúng ta

logo nedclass không nền -02.png
  • Facebook
  • YouTube

Công ty TNHH Ned

MST: 0315609229 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 04 năm 2019

Trụ sở chính: 431 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Email: info@nedclass.com

Số điện thoại: 0937 89 90 25

TẢI XUỐNG ỨNG DỤNG

6631961_preview.png
en_badge_web_generic.png
dathongbao.png
bottom of page