top of page

Những Sự Biến Đổi Lập Thể - Phần 1 - Bài 3

Updated: Nov 6, 2019

Trong các lối vẽ biến đổi nét hình người hay cảnh vật thì Lập Thể thường khêu gợi tính hiếu kỳ của khán giả. Nhưng tới nay nó còn khiến quần chúng bỡ ngỡ, chẳng những ở Việt Nam mà ngay ở Pháp, tạp chí Realites tổ chức cuộc thăm dò dư luận về họa phẩm của Picasso và nhận được kết quả rằng phần đông khán giả vẫn không hoan nghênh nhiều bức họa của ông dù nổi tiếng trong làng vẽ méo mó.


Vì sao gọi là Lập Thể?

Lập Thể , nếu dịch ở tiếng Pháp là đặt ra các hình thể mới chứ không vẽ theo lối bắt chước y các cảnh vật có thực quanh mình. Đó là mục đích của phái này, song cũng chung cho cả nhiều họa phái khác cùng thời hoặc về sau.


Vì sao vẽ theo các khối vuông?

Cuối thế kỷ XIX, họa sĩ Cezanne chủ trương vẽ mọi vật theo khối, vì vật nào cũng có thể biến ra trụ, chóp nón hay cầu tròn, để làm nét vẽ giản dị hơn và dễ thể hiện các bề không gian trên bình diện bức tranh. 

Mont Sainte Victoire and Hamlet Near Gardanne của Cézanne

Maisons à l’Estaque của Georges Braque

The Reservoir, Horta de Ebro của Picasso

Thoạt trông những bức tranh trên đây, ta thấy giống của Cezanne và có lẽ đúng như các nhà phê bình: Các nhà lập thể đã chịu ảnh hưởng của ông. 


Tuy nhiên khi ngắm kỹ, ta thấy nhóm lập thể đã đi xa hơn Cezanne. Kho ông này vẽ cảnh, thường chia thành nhiều khoảng (plans) chạy ngang rồi từ các khoảng đó, có những hướng tỏ mờ thoai thoải về phía chân trời để cho thấy bề sâu.


Trái lại, nhóm Lập Thể ở những bức tranh trên, cho những đường chạy từ phía mỗi vật về phía người xem tranh. Vì thật ra, lấy ví dụ như một hộp vuông, ta có thể nhìn theo nhiều phương diện. 


Mặc dù vậy, nhiều khi các họa sĩ Lập Thể còn vẽ hình dẹt, phẳng thậm chí cả cong tròn nữa chứ không chỉ riêng các khối vuông như ở bức tranh dưới đây (Le Violon) của Picasso.


Vì sao vẽ sai thực tế?


Nhóm Lập Thể, nhất là Picasso, đã chú ý nhiều đến sự bóp méo các hình thể ở nghệ thuật điêu khắc của người Châu Phi và thấy những nghệ sĩ da đen với tâm hồn chất phác đã từ lâu đời khám phá phương pháp biến đổi thực tế: cho bộ mặt hay tấm thân những hình thù thô sơ nhưng đầy ý nghĩa tượng trưng, cổ quái và chứng tỏ một quan niệm huyền bí về nhân sinh vũ trụ. 


Khi ngắm một tượng nhỏ của Châu Phi do họa sĩ Matisse chuyển cho, Picasso đã nghĩ ra những nét mặt đẽo gọt, lần đầu xuất hiện trên tranh châu Âu (như bức Cô khỏa thân vớ khăn lau – Nu à la serviette 1907). Rồi theo đà ấy, các họa sĩ khác cũng biến thể với dụng ý riêng.

Một số các nhà Lập Thể thậm chí còn quả quyết rằng họ không hề vẽ sau thực tế mà trái lại: đúng thực tế hơn các họa sĩ nhóm khác. Thực tế của khán giả thông thường được tiếp nhận bằng nhãn quang, mà trong khi con mắt chỉ nhìn theo một phương diện mà thôi. Thực tế của lập thể còn được nhận theo lý trí nữa, hoặc nhận bằng mắt nhưng lần lượt đủ mọi mặt mọi bề. Người thường trông chiếc ly thấy miệng hình trái xoan: đó chỉ là ảo ảnh hiện ra tùy chỗ đứng của mình trong khi miệng ly thực sự hình tròn. Họa sĩ thì cứ vẽ tròn vì lý trí biết như vậy.

Picasso bảo có thể vẽ theo chỗ mình biết hơn là theo chỗ nhìn thấy.


Kết luận 

Nói tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy Lập Thể có những đặc tính sau:

  1. Chịu phần nào ảnh hưởng của những nghệ thuật cổ sơ như của Châu Phi và họa sĩ Cézanne để mà đơn giản hóa nét vẽ theo hình học 

  2. Phân tích mỗi khối của đồ vật ra nhiều bình diện, có thể phơi mọi khía cạnh trên dưới trong ngoài với dụng ý trình bày được không gian trên bức họa hai chiều. 

  3. Thiên về hình, không chú trọng màu, không muốn rung cảm, không cần cho vui thích, chủ trương sử dụng lý trí. 

Comments


Bạn muốn nhận thông báo khi có bài viết mới?

Chào mừng bạn

đã tham gia vào cộng đồng của chúng ta

logo nedclass không nền -02.png
  • Facebook
  • YouTube

Công ty TNHH Ned

MST: 0315609229 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 04 năm 2019

Trụ sở chính: 431 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Email: info@nedclass.com

Số điện thoại: 0937 89 90 25

TẢI XUỐNG ỨNG DỤNG

6631961_preview.png
en_badge_web_generic.png
dathongbao.png
bottom of page