top of page

Màu sắc - Phân tích bức tranh

Khi tự hỏi rằng “Có những màu sắc gì?”, trong đầu ta có lẽ sẽ bật ra câu trả lời: “thì xanh, đỏ, tím vàng, đen, trắng,...”. Hết. Thế nhưng có một điều sẽ có thể gây bất ngờ với ta đó là với họa sĩ: trắng với đen không phải là màu. Vì trắng thường bị màu ở các vật xung quanh tỏa sáng mà pha ánh. Còn đen, ít khi trong tajo vật có gì đan hẳn, ngắm kỹ vẫn có màu khác.


Theo kinh nghiệm lâu đời của các họa sĩ mà khoa học về sau xác nhận khi phân tích nổi ánh sáng mặt trời qua lăng kính thì có 3 màu được coi là chính: Đỏ - Vàng - Xanh. Ba màu đó trộn với nhau thành trắng: nhưng trong thực tế sẽ thành xám lờ, vì ít phi pha được đúng mức


Hai trong 3 màu kia khi hòa với nhau thành ra:

  • Cam = Đỏ + Vàng bổ túc cho Đỏ

  • Tím = Đỏ + Xanh bổ túc cho Vàng

  • Xanh lá = Xanh + Vàng bổ túc cho Xanh


Chúng được gọi là màu bổ túc của những màu chính vì chỉ thiếu một màu nữa để trở lại Đỏ - Vàng - Xanh hoặc xám nhạt. Ta cần thuộc kỹ để dễ nhận trên tranh vì khi màu bổ túc ở cạnh màu chính thì cả hai màu đều rực hơn.


Các họa sĩ nhóm Ấn tượng đã nhận ra như vậy và Monet thường lợi dụng thực trạng kia vẽ hoa mào gà trên cỏ xanh non của cỏ làm nổi bật đỏ của mào gà


Les Coquelicots - Monet


Màu theo khoa học vốn không phải là chất của đồ vật: màu do những làn sóng sáng rung động nhãn quan, có thể đo được theo những tần số khác nhau, với những đơn vị milli-micron hay mµ, mỗi mµ dài bằng 1/1.000.000 của 1 li: như làn sóng 380 mµ cho ta thấy Tím, 800 mµ cho ta thấy Đỏ,... Màu do ánh sáng ít nhiều sinh ra nên ta mới thấy màu nóng, màu lạnh. Cézanne là người đã phân biệt một cách rõ rệt và đúng hơn cả rằng màu nóng (ngả về Vàng, Đỏ, Cam,...) nhiều quang thì để vẽ ánh sáng, màu nguội (ngả về Xanh, Xanh lá, Tím,...) ít quang thì để vẽ bóng tối. Nóng - lạnh như vậy thay cho trắng - đen để thể hiện sáng tối và được nhiều họa sĩ áp dụng. Họ ước lượng quang độ nên khi nói về sắc độ (tone), họ liên tưởng tới các màu về phương diện ánh sáng.


Chúng ta thường đứng trước hai kỹ thuật vẽ:


  1. Họa sĩ vẽ theo quang độ: có nhiều họa sĩ trước thế kỉ XIX chú trọng đến ánh sáng hơn màu nên chỉ vẽ với một màu chính để giữ cho tranh một sắc tính chung. Họ đi từ chỗ tối đến chỗ sáng, từ đậm tới nhạt, qua tỏ mờ bằng cách hạ dần sắc độ của màu chính và chuyển nhẹ bóng mặc dù mỗi khi lên xuống một độ, họ vẫn phải trộn vài màu khác.

  2. Họa sĩ chú trọng về màu: chuyển sắc độ này sang sắc độ khác, thay sáng tối của kỹ thuật trên bằng nóng lạnh. Lớp họa sĩ vẽ theo kỹ thuật này xuất hiện đông đảo vào cuối thế kỷ XIX.


Một ví dụ đơn giản cho hai kỹ thuật vẽ trên:


Vẽ một hình ống tròn, theo kỹ thuật 1 thì chỗ tối bôi màu sẫm, chỗ sáng để ánh trắng, ở giữa mờ thì bôi bóng mờ. Theo kỹ thuật thứ 2 thì chỗ tối bôi Nâu Cam, chỗ sáng bôi Vang Cam, quảng mờ không bôi bóng xạm mà bôi Xanh nhạt. Cả hai kỹ thuật có thể gợi hình nổi bề sâu và ánh sáng bằng sự tương phản sáng tối hay nóng lạnh nhưng không thể xáo trộn (vừa bôi bóng vừa đổi màu) bởi có thể sẽ đi tới kết quả rất khó xem.


Màu chỉ có giá trị rõ rệt và sắc độ hơn kém khi ở cạnh những màu khác: xung khắc hay hòa hợp, lộng lẫy hay dịu dàng đều do vị trí và diện tích tương đối so với mỗi sắc độ gần xa và sắc tính chung của toàn thể bức họa.


Giá trị bức tranh còn phụ thuộc vào 2 yếu tố nữa:


  • Sắc liệu: nếu màu và các chất phụ thuộc dùng để pha trộn như dầu, hồ,... không được chọn lọc kỹ lưỡng và thiếu điều độ thì mặt tranh dễ nứt nẻ, ánh sắc chóng phai nhạt.

  • Bút thuật: mỗi họa sĩ cử động chổi vẽ theo một lối riêng như mỗi người viết mỗi khác nên nhiều nhà nghiên cứu đã dùng tiếng mới để gọi cách vạch đường buông nét là họa tự. Vết sơn màu có thể lớn nhỏ, rộng hẹp, dài ngắn, mạnh yếu, lướt qua… Bút thuật có thể nhẹ nhàng khi sơn mỏng, nặng nề khi đắp thừa và không đúng chỗ, mềm dẻo nếu chuyển bóng tròn dễ dàng và không phải chữa lại, nung núc nếu sơn ứ đọng, gầy khô khan nếu nhận ra được những vết quệt sửa cứng cỏi vụng về, óng chuốt nếu mọi màu đều tô một cách linh động uyển chuyển, không thấy những vết lỡ làng, ở chỗ dày sơn cũng như ở điểm rực sáng.


Ánh sắc cũng thay đổi tùy các loại tranh mà người xem cần phân biệt:

  • Tranh thủy họa: vẽ bằng màu pha nước, trên vải giấy, lấy trắng của giấy hoặc vải làm nền sáng. Loại này cũng chia ra làm nhiều ngành:

  • Thủy mặc (Lavis): vẽ bằng mực Tàu, như nhiều tranh thời Tống

  • Độc sắc (Camaieu): thông dụng ở thời cổ, một màu, mực Tàu hoặc chất nâu tối lấy ở con mực biển

  • Bích họa (Fresque): vẽ trên chất vữa trát tường, trên vách

  • Thủy thái (Aquarelle): vẽ với màu lỏng, sáng sủa, óng ả, trong trẻo

  • Thủy giao (Gouache): vẽ với bột màu trộn đặc hơn ở thủy thái nên che kín được ánh giấy

  • Thủy phấn (Pastel): vẽ bằng bột nhào với nước, nặn thành miếng phấn như cây bút (viết)

  • Thủy hồ (Détrempe): vẽ với màu pha nước và hồ dính, đôi khi với lòng trắng hay lòng đỏ trứng

Sơn dầu


Sơn dầu mới được khám phá từ đầu thế kỷ XV do các họa sĩ xứ Flandre và Ý phổ biến, đã thành thông dụng hơn cả. Màu trộn với chất nhờn lấy ở cây gai, cây cù túc, trái hồ đào,... thêm nhựa thông,... Sơn dầu cho phép gọt giũa từng khía cạnh chi tiết, hoặc tụ bóng thâm trầm hay bật sáng lộng lẫy hơn là thủy họa, khiến họa sĩ diễn tả sống động hơn những cảnh tình với các dáng vẻ buồn vui, lại thường để vết rõ ràng trên vải.

Comments


Bạn muốn nhận thông báo khi có bài viết mới?

Chào mừng bạn

đã tham gia vào cộng đồng của chúng ta

logo nedclass không nền -02.png
  • Facebook
  • YouTube

Công ty TNHH Ned

MST: 0315609229 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 04 năm 2019

Trụ sở chính: 431 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Email: info@nedclass.com

Số điện thoại: 0937 89 90 25

TẢI XUỐNG ỨNG DỤNG

6631961_preview.png
en_badge_web_generic.png
dathongbao.png
bottom of page