top of page

Tại sao bạn xem tranh không hiểu? Phần 1

Updated: Nov 6, 2019


Bài 1: Cái gì thế này?


Một người thông thường khi ngắm tranh hay chú ý nhất tới chủ đề hay nói theo cách của các họa sĩ là đề tài ngoạn mục (là những gì được vẽ, nhân vật nào, phong cảnh hay sự tích gì). Nhưng rồi, với lối xem tranh đó, sự chán nản ập đến vì tới những thời gian sau, ta gặp rất nhiều sự “chướng mắt”. Họ vẽ những cảnh mà ta cảm thấy quái lạ, tầm thường: con bò phanh thây đẫm máu treo ở quầy hàng thịt (Le Bœuf écorché của Soutine), mấy con cá vàng nhem nhuốc sặc sỡ (Poissons rouges et Sculpture của Matisse) hay những đống hộp vuông ngổn nàng mà người ta bảo là nhà cửa hoặc cây đàn của họa sĩ phái Cubism.


Tại sao từ cuối thế kỷ thứ XIX tới nay, các họa sĩ cứ xa dần mãi những gì được coi là cái đẹp chuẩn mực, cái “Chân, Thiện, Mỹ” của thời xưa khi mà người châu Âu hay vẽ các Thánh tích Công giáo và người Hy Lạp, La Mã  hay vẽ thần thoại? 

Họ hẳn phải có lý do rất mạnh mẽ!


Theo nhiều họa sĩ nổi danh cũng như nhà phê bình nghệ thuật thì

Hội họa xưa kia chỉ là phương tiện thỏa mãn người đời, ngày nay là một nhu cầu riêng biệt của họa sĩ với những đặc tính của nhu cầu đó.

Các phương tiện nay để phụng sự tôn giáo (thanh thần Hy lạp, tranh thánh Trung Cổ và sau này), đạo đức (tranh khuyến thiện như của Greuze), chính trị (tranh vua chúa, lịch sử) hay vài lớp người trong xã hội (tranh gây mỹ cảm lãng mạn, khiêu gợi thất tình,…). Đã là phương tiện phụng sự thì tất nhiên phải lệ thuộc những xu hướng của người thời đó, những quy tắc của giới có uy quyền như các thánh đường, triều đình hay viện Hàn Lâm.


Tuy nhiên càng về sau, người ta càng nhận thấy giá trị nghệ thuật là ở tài năng sáng tạo và cách thức thực hiện tác phẩm.


Nói một cách khác, khi ngắm tranh, người ta dần chú ý đến sự hòa hợp của các ánh sắc và của đường nét như một nhân tố chính. Còn mượn cảnh gì, vật gì, tích gì để đi tới sự hòa hợp đó thì ít quan trọng hơn. Chính vì thế mà chúng ta thấy Manet vẽ Clemenceau không giống Clemenceau, nhưng lại thấy ngay lối vẽ đặc biệt của Manet. Họa sĩ chỉ mượn mặt của Clemenceau để biểu lộ hồn mình, và có như vậy thì tài năng mới khỏi lệ thuộc ngoại vật ngoại cảnh mà được phát huy bằng nét màu, nét vẽ; và hội  họa không còn mục đích chiều ý vui mắt người đời, mới thành nghệ thuật hoàn toàn vì có sự tự do sáng tạo.

Portrait de Clemenceau

Comments


Bạn muốn nhận thông báo khi có bài viết mới?

Chào mừng bạn

đã tham gia vào cộng đồng của chúng ta

logo nedclass không nền -02.png
  • Facebook
  • YouTube

Công ty TNHH Ned

MST: 0315609229 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 04 năm 2019

Trụ sở chính: 431 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Email: info@nedclass.com

Số điện thoại: 0937 89 90 25

TẢI XUỐNG ỨNG DỤNG

6631961_preview.png
en_badge_web_generic.png
dathongbao.png
bottom of page